Hài hòa và tinh tế, tạo điểm nhấn bằng họa tiết trang trí vẽ tay mang tính nghệ thuật cao, những mẫu bộ đồ thờ men lam Bát Tràng được đánh giá cao về thiết kế. Mang đậm hơi thở truyền thống, bộ đồ thờ men lam được xem là sự chắt lọc tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng. Đây cũng là dòng sản phẩm được chọn lựa và sử dụng phổ biến nhất.
1. Bộ đồ thờ men lam – chất men cổ tạo nên thương hiệu gốm sứ Bát Tràng
Tóm tắt nội dung
Gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt, những bộ đồ thờ men lam đi vào tâm thức của người Việt, gắn liền với những nghệ nhân làng nghề Bát Tràng hàng trăm năm nay.
Men lam là dòng men gốm cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng, được sử dụng rộng rãi tại các nhà lò. Nghệ nhân sử dụng men lam phủ bên ngoài đồ gốm, đồng thời sử dụng công cụ vẽ là bút lông để vẽ các họa tiết mềm mại và tinh xảo, nước men sáng bóng và hoa văn tinh xảo, đem đến những bộ đồ thờ đẹp và mang tính nghệ thuật cao.
Dòng men này có nhiều sắc độ khác nhau, từ xanh chì đến xanh đen, thường được phủ một lớp men màu trắng bóng bên ngoài nên có độ thủy tinh hóa sau khi nung, tạo nên đặc trưng riêng khác biệt.
Mang đặc trưng của vẻ đẹp truyền thống, những bộ đồ thờ men lam là dòng sản phẩm được ưa chuộng hiện nay. Họa tiết vẽ tay thủ công men lam được chau chuốt tinh tế trên nền gốm sứ tráng men trắng, đem đến sự hài hòa và tính mỹ quan cao cho không gian thờ tự.
2. Họa tiết trang trí mang đậm hơi thở truyền thống
Không những được yêu thích bởi chất men cổ độc đáo, những bộ đồ thờ cúng Bát Tràng men lam còn được đánh giá cao bởi họa tiết thể hiện mang đậm đặc trưng của nghệ thuật tạo hình gốm sứ truyền thống.
Dưới đây là một số họa tiết cổ thường được sử dụng trên bộ đồ thờ men lam:
2.1 Họa tiết song long chầu nguyệt
Gắn liền với văn hoa phương Đông, rồng là kiệt tác nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Linh vật này đứng hàng bậc nhất trong tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng. Đây là họa tiết được sử dụng phổ biến trên những bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng nói chung và bộ đồ thờ men lam nói chung.
Trong quan niệm của người phương Đông, rồng là biểu tượng cao quý à sức sống vĩnh hằng, là con vật linh thiêng, thể hiện trí tuệ tín ngưỡng, nguyện vọng và sức mạnh.
Biểu tượng “song long chầu nguyệt”, vì thế, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện sức mạnh vũ trụ và là biểu tượng của hai lực tương tác Âm – Dương cân bằng, hòa hợp. Nó quy tụ sức mạnh thiêng liêng, phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh của âm dương ngũ hành, cho sự sống và sự sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc.
2.2 Họa tiết ngũ long chầu nguyệt
Bên cạnh biểu tượng “song long chầu nguyệt” thì “ngũ long chầu nguyệt” cũng được sử dụng nhiều trên những bộ đồ thờ Bát Tràng hay đồ thờ cúng nói chung.
Ngũ long chầu nguyệt còn có tên gọi khác là ngũ long quần hội, tượng trưng cho sự hưng thịnh. Năm con rồng được xem là biểu tượng của 5 mệnh trong phong thủy là kim, ộc, thủy, hỏa, thổ, vì thế, nó không chỉ thể hiện sức mạnh và sự quyền uy mà còn đem đến sự hài hòa về âm dương.
Nguyệt tượng trưng cho thiên nhiên và vũ trụ, đem đến nguồn sức mạnh bất diệt. Hình tượng “ngũ long chầu nguyệt” có ý nghĩa chinh phục thiên nhiên và tượng trưng cho sự thịnh vượng, đại cát đại lộc, đem đến vượng khí tốt cho gia chủ.
2.3 Họa tiết hoa sen
Hoa sen gắn liền với tư tưởng của đạo Phật. Theo quan niệm Phật giáo, hoa sen mọc trong bùn dơ nhưng vẫn vươn lên và trổ hoa thơm ngát, mùi hương tinh khiết “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, là giá trị cốt lõi của hình tượng thanh khiết, được xem là tượng trưng cho những người tu hành.
Hoa sen cũng là một trong năm loại hoa trong ngũ hành, có tác dụng phong thủy tốt, đem đến sự bình an và điều tốt lành cho gia chủ, giúp trung hòa những điều không may, bực bội và hóa giải chúng, đem đến niềm vui và sự êm ấm trong gia đình.
2.4 Họa tiết chim hạc
Sau phượng hoàng, chim hạc được ưa chuộng nhất trong những loài chim biểu tượng may mắn.
Theo truyền thuyết, hạc là loài chim tiên, sống rất thọ “hạc thọ thiên tuế”, vì thế, hạc thường được sử dụng để nói về sự trường thọ. Hình ảnh con hạc cũng được sử dụng nhiều trong tranh chúc thọ, câu đối hay chạm khắc.
2.5 Họa tiết chim phượng
Chim phượng là biểu tượng cho sự bất tử, được xem là có khả năng tái sinh vô cùng mạnh mẽ, mang trong mình vẻ đẹp tinh tế nhất của các loài chim. Phượng hoàng là một trong tứ linh trong phong thủy, là vua của các loài có cánh.
Loài chim này tượng trưng cho sự đúng đắn, đức hạnh, bổn phận và lòng trắc ẩn. Chim phượng cũng được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng, giúp gia đình hòa thuận và vượng khí lưu thông.
3. Đường nét mềm mại và tinh tế, mang tính nghệ thuật cao
Những họa tiết trên bộ đồ thờ men lam đều được vẽ tay thủ công, tinh tế và mang tính nghệ thuật cao.
Họa tiết rồng, phượng, hoa sen, chim hạc…đều được khắc họa tinh tế, mềm mại và uyển chuyển, đem đến đặc trưng nghệ thuật. Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, các họa tiết được diễn ra sinh động qua đề tài, đường nét, bố cục hài hòa và tinh tế.
Kết hợp hài hòa với kỹ thuật nung gốm điêu luyện, tạo nên những bộ đồ thờ mang màu sắc truyền thống, chứa đựng tinh hoa dân tộc Việt.
Với những phân tích trên, có thể thấy bộ đồ thờ Bát Tràng men lam là sự chắt lọc những tinh tế của nghệ thuật truyền thống, đem đến vẻ đẹp gần gũi và hài hòa, là chọn lựa lý tưởng cho không gian thờ tự.
>>> Tham khảo ngay: Mẫu bộ đồ thờ men lam Bát Tràng được chọn lựa nhiều nhất.