Là một người mới trong giới trà đạo, anh chị đang quá trình tìm hiểu và không có nhiều kiến thức về các loại ấm trà phổ biến, nhưng lại vô tình biết được về “ấm tử sa” và chưa biết hết về dòng ấm này. Vậy bài viết này sẽ giúp anh chị tìm hiểu kỹ càng, chi tiết nhất về khái niệm, hình dáng, màu sắc cũng như cách phân biệt thật giả và giá cả của dòng ấm này
1. Khái niệm và nguồn gốc ấm tử sa
Tóm tắt nội dung
Ấm tử sa là một loại ấm gốm được làm từ đất tử sa hiếm có, loại đất này chỉ có tại Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm tử sa còn được xếp trong bốn quốc bảo tại Trung Quốc, có thể coi loại ấm này rất là có giá trị cao trong giới trà đạo. Theo Wikipedia
*Một số hình ảnh ấm tử sa thực tế:
2. Nguyên liệu đất làm ấm tử sa
Ấm tử sa không tráng men, vì thế, sự độc đáo của hương vị trà pha bằng ấm tử sa chính là từ nguyên liệu đất làm ấm. Ngày xưa, người ta thường nói đất tử sa là Ngũ Sắc Thổ vì hấu hết ấm tử sa đều làm từ loại đất này. Nhưng ngày nay, công nghệ nung phát triển, nhiều loại khoáng tử sa mới được phát hiện, nghệ thuật phối đất ngày càng trở nên tinh tế và đa sắc, ấm tử sa cũng ngày càng độc đáo và khó “thẩm” hơn nhiều.
Hiện tại trên thị trường, hầu hết các sản phẩm ấm tử sa đều được làm từ 7 loại đất bao gồm:
- Đất Ngũ Sắc Thổ: là loại đất được trộn từ 5 màu (hay còn gọi là đất ngũ sắc) bao gồm : màu đỏ, nâu, vàng, trắng, đen.
- Đất Đế Tào Thanh: Đây là loại đất hiếm, có màu xanh biếc đặc trưng, pha chút ánh tím, trong trẻo và mịn màng.
- Nguyên Khoáng Tử Nê: Đây là loại đất phổ biến nhất. Do chứa hàm lượng sắt cao nên ấm tử sa làm từ loại đất này có những lỗ khí li ti rất dễ nhận biết.
- Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê: Hay còn gọi là Hồng Tử Nê vì ấm dùng càng lâu càng ngả sang màu đỏ hồng rất đẹp. Hồng Tử Nê loại tốt thì khá hiếm và rất đắt.
- Ngọc Sa Liệu: Nếu bạn rót nước nóng lên ấm trà mà thấy khói bốc lên nghi ngút và khô nhanh, đó chính là ấm tử sa làm từ nguyên khoáng Ngọc Sa Liệu. Loại đất này dùng lâu dễ bám trà, nhưng nung lại sẽ như mới.
- Tử Kim Sa: Đây cũng là một loại đất hiếm. Tử Kim Sa khá xốp, nên ấm có khả năng lưu thông không khí hai chiều.
- Tử Ngọc Kim Sa: Với độ mịn thấp, còn lẫn nhiều tạp chất, khá là thô nên loại đất này cần tinh luyện nhiều lần, thành phẩm rất ít. Đặc biệt, ấm làm từ loại đất này thường bị vênh, không thể đậy kín khít nắp ấm, bù lại loại ấm này lưu thông khí rất tốt.
Mỗi một loại đất làm ấm tử sa dù hiếm hay dễ tìm đều mang đến hương vị rất riêng cho các loại trà. Đây chính là lý do ấm tử sa được giới trà đạo Trung Quốc vô cùng ưa chuộng.
3. 5 điều thú vị mà chỉ Ấm Tử Sa mới có
“Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh”
Trong nghệ thuật thưởng trà, bên cạnh trà ngon, pha trà điệu nghệ, thì bạn cần hiểu rằng dụng cụ pha trà cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên một ấm trà ngon. Bởi hương vị của trà đến từ 2 thành phần chính: chất hữu cơ trong là trà và các loại khoáng vi lượng có trong nguyên liệu làm ấm.
3.1. Tăng hương vị của trà khi pha
- THEO NGHIÊN CỨU từ các nghệ nhân đạo trà, sử dụng ấm tử sa sẽ làm TRÀ có vị đậm thêm 30% so với thưởng trà thông thường với các loại ấm khác.
Trong thành phần đất tạo nên ấm tử sa có chứa rất nhiều các loại khoáng vi lượng nên giúp em có khả năng lưu hương cực tốt. Đồng thời bề mặt của ấm tử sa không bằng phẳng, nó chứa nhiều các lỗ thoáng khí nhỏ liti nên giúp giữ nhiệt và lưu hương cực tốt. Trong quá trình pha trà các loại khoáng vi lượng được giải phóng vào nước trà và sẽ được lưu giữ bền bỉ lâu dần lớp khoáng sẽ tích tụ nhiều dần khiến cho hương vị trà đậm vị hơn.
3.2. Khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt
Ấm có khả năng chịu nhiệt 2000 độ C, có thể giữ nhiệt trong 8h đồng hồ. Do vách trong thành ấm có chứa rất nhiều bong bóng khí nhỏ liti, mà các hạt bong bóng khí này lại tràn đầy không khí không lưu động, không khí là 1 chất dẫn nhiệt kém, dẫn đến tạo ra lớp cách nhiệt tự nhiên, giúp công năng giữ nhiệt của ấm tử sa tương đối tốt. Nó tương tự như nguyên lý giữ nhiệt của những chiếc phúc hay ấm giữ nhiệt.
3.3. Khả năng thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ
Ấm tử sa có khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, trạng thái bất thường từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng. Ngay cả thời tiết lạnh, khi cho ấm tử sa vào nồi nước nhiệt độ cao, nhưng ấm trà sẽ không vỡ mặc dù sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra nhờ tính chịu nhiệt tốt nên ấm có thể đặt trên bếp cồn hoặc bếp hâm nóng.
3.4. Thời gian lưu trữ trà lâu hơn
Một công dụng tuyệt vời không thể không kể đến của ấm đó là khả năng lưu trữ trà lâu hơn. Nhờ khả năng thấm hút không khí cao nên khi pha trà với chiếc ấm tử sa hương vị trà vẫn sẽ được giữ nguyên trong vài ngày mà không mất đi độ ngon.
3.5. Lưu hương cực tốt
Khi ấm được nuôi tới một độ nhất định sẽ có khả năng lưu hương của trà ngay cả khi chỉ thêm nước mà không thêm trà. Ấm càng nuôi lâu thì uống trà sẽ càng đậm vị và hương sẽ càng rõ rệt.
4. Cách phân biệt ấm tử sa thật và giả
Ấm tử sa có giá trị cao nên thường xuyên bị làm giả. Nhưng bạn vẫn có thể biết được đâu là ấm tử sa chuẩn thông qua một số dấu hiệu sau đây.
Dấu hiệu | Ấm tử sa thật | Ấm tử sa giả |
Vòng tròn đồng tâm | Ấm thật không có vòng tròn đồng tâm | Ấm giả có vòng tròn đồng tâm |
Điểm sáng | Ấm thật sẽ có đốm sáng nhỏ li ti, không màu hoặc trắng sữa trên bề mặt | Ấm giả sẽ không có sáng đốm sáng đặc trưng |
Âm thanh | Trượt nắp ấm thật 3 – 4 vòng trên miệng ấm sẽ nghe thấy âm thanh đanh gọn như kim loại. | Gõ nắp ấm vào thân ấm giả sẽ cho âm thanh trầm đục, không được trong. |
Các mẫu nối trong ấm | Ấm thật có các vết ghép nối mờ phía bên trong ấm do được làm thủ công. | Các bộ phận liền mạch do được đúc bằng khuôn. |
Độ hoàn thiện sản phẩm | Ấm thật nhìn bề ngoài sần sùi nhưng sờ vào nhắn mịn. | Ấm giả thô sơ, các chi tiết không được sắc nét, nhiều lỗ hổng. |
Đặc biệt, khi sử dụng trong thời gian dài thì màu của ấm tử sa chuẩn sẽ càng tươi mới hơn.
(xem thêm video thực tế)
5. Cách chọn ấm tử sa của giới trà đạo
5.1. Chọn ấm tử sa theo loại đất làm ấm
Loại đất tử sa từ vùng Nghi Hưng của Trung Quốc là nguyên liệu làm nên “chiếc ấm huyền thoại” trong giới trà đạo qua nhiều thế kỷ. Với mỗi loại đất có cấu tạo cũng như hàm lượng vi khoáng không giống nhau mà tác phẩm tạo ra cũng có màu sắc khác nhau.
Theo đó, loại đất tử sa được đánh giá cao gồm loại đất có màu đỏ (Hồng Nê), màu xanh lá cây (Lục Nê), màu tím (Tử Nê), màu vàng (Đoàn Nê), màu đen ánh đỏ (Chu Nê). Ngoài ra còn các loại khác như bạch nê, ô nê, hoàng nê, thông hoa nê,… Màu sắc càng đặc biệt, giá thành của chiếc ấm càng đắt đỏ hơn so với những màu sắc thông thường như màu đỏ, tím.
Mỗi loại đất tử sa khác nhau cũng sẽ phù hợp với các loại trà tương ứng, từ đó mà giúp tôn lên hương vị của loại trà đó. Loại đất sét thường là nguyên liệu chủ yếu với các loại ấm trà tầm trung với đa dạng kiểu dáng, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Khác với đất sét thường, loại đất sét đá được dùng để tạo nên những chiếc ấm tử sa cao cấp giúp giữ được trọn vẹn hương vị của trà, kể cả dưới nhiệt độ cao.
5.2. Chọn ấm tử sa theo dáng ấm
Ấm tử sa là một loại ấm có tỷ lệ cân đối nhất trong các dòng ấm pha trà với sự kết hợp cân đối hoàn hảo giữa các bộ phận của ấm gồm thân ấm, nắp ấm, vòi ấm và quai ấm. Do vậy, để chọn được chiếc ấm tử sa đẹp, bạn cần chú ý tới những ấm có dáng cân đối có các phần tỷ lệ với nhau.
Trên thực tế, có hơn 70 dáng ấm tử sa khác nhau, vậy nên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và phân biệt chúng. Trong bài viết này, Xưởng Gốm Sứ Việt sẽ tổng hợp lại 3 kiểu dáng chính của dòng ấm này.
Dáng ấm tử sa theo kiểu đối xứng
Đây là loại ấm dễ nhận diện bằng mắt thường bởi cấu trúc đối xứng của nó dựa trên các loại hình như hình tròn, hình vuông, hình lục giác,…
Dáng ấm tử sa theo kiểu thiên nhiên
Lấy cảm hứng từ những hình dáng trái quả, cây cối từ thiên nhiên, những nghệ nhân sẽ tạo nên những chiếc ấm tử sa có dáng đa dạng như hình phật thủ, quả hồ lô, chiếc lá, sừng tê giác…
Dáng ấm tử sa kết hợp 2 loại trên
Đây là loại ấm vừa có sự kết hợp đối xứng 2 bên lại vừa được tạo nên từ niềm cảm hứng của các hình dáng trong thiên nhiên. Các loại ấm tử sa phổ biến thuộc dáng này có thể kể đến như dáng bí ngô, hoa sen,…
Tùy từng mục đích của người sử dụng ấm tử sa để thưởng trà hay trang trí mà lựa chọn loại ấm phù hợp. Chất đất tạo nên ấm sẽ ảnh hưởng nhiều đến hương vị của trà, đây là yếu tố cần chú trọng nếu bạn muốn sử dụng ấm để pha trà.
Đối với cách chọn ấm tử sa dùng để trang trí thì không cần quá nhiều nguyên tắc. Bởi chỉ cần đáp ứng được đúng tiêu chí của dáng ấm tử sa cơ bản và độ thẩm mỹ, tinh tế là được.
6. 4 bước để khai ấm tử sa mới và công dụng khi khai ấm
6.1. 2 công dụng chính của việc khai ấm tử sa
Ấm trà tử sa là sản phẩm cao cấp, kén người dùng. Những người sử dụng ấm trà tử sa thường là những người có gu thưởng trà tinh tế. Vì vậy việc khai ấm trà tử sa là một công đoạn quan trọng trước khi sử dụng. Khai ấm trà tử sa có hai công dụng chính:
- Làm sạch bụi bẩn, khí tạp, chất độc hại và hỏa biến sau quá trình nung, vận chuyển, bảo quản, trưng bày…
- “Ướp” một vị trà đặc trưng cho ấm trà để người thưởng trà dễ dàng cảm nhận được hương vị quen thuộc. Như chia sẻ của những người sành trà là khai ấm để giúp mở các lỗ khí khổng kép giúp ấm tử sa lưu hương và đẩy vị trà tốt nhất.
Vì vậy nhiều người cho rằng mỗi loại ấm khác nhau nên sử dụng các loại trà (hoặc các nhóm trà có cùng nguồn gốc) khác nhau. Và 1 loại ấm khi đã khai ấm bằng loại trà đó thì không nên sử dụng loại trà khác cho ấm này.
6.2. 4 bước để khai ấm trà tử sa đúng cách
(Tham Khảo video khai ấm thực tế)
Bước 1: Dung hoà ấm (Đun sôi bằng nước sạch)
- Làm sạch các ngóc ngách trong ấm, loại bỏ mọi tạp chất, mùi khó chịu.
- Cho ấm và nắp rời vào một cái xoang, nồi lớn đã lót sẵn khăn sạch bên dưới đáy. Sau đó đổ đầy nước gấp 2 đến 3 lần chiều cao của ấm.
- Đun sôi nhỏ lửa trong vòng khoảng từ 30-45 phút tính từ lúc nước bắt đầu sôi. Sau đó thì tắt bếp để nguyên ấm trong nồi cho đến khi nguội mới được vớt ấm ra và để ráo nước.
Bước 2: Phân giải ấm
- Phân giải các tạp chất tồn dư trong ấm bằng cách đun sôi ấm cùng với đậu phụ.
- Cho miếng đậu phụ cùng ấm tử sa vào trong một chiếc nồi ngập đầy nước, đun sôi nhỏ lửa từ 2 – 2,5 giờ. Sau đó vớt ấm ra và để nguội tự nhiên (Tránh thay đổi nhiệt độ tăng giảm đột ngột).
Bước 3: Nhuận ấm
- Việc nhuận ấm thông thường được đun với mật mía hoặc mía để chất đường trong mía sẽ ngấm từ từ vào trong thành ấm. Nhờ đó khi ta dùng ấm pha trà sẽ có thêm chút vị ngọt thoảng qua rất nhẹ nhàng.
- Làm sạch khúc mía, cắt từng khúc nhỏ rồi bỏ vào trong ấm. Sau đó cho nước lạnh, mía và ấm vào xoang để đun sôi. Đun với lửa khoảng 30 – 45 phút rồi với ấm ra ngoài để nguội rồi rửa với nước sạch.
Bước 4: Tái sinh ấm
- Đây là bước cuối cùng của quá trình khai ấm tử sa. Đây là công đoạn quyết định hương vị của trà mà ấm sẽ mang theo bên mình sau này nên vô cùng quan trọng.
- Lựa chọn loại trà mong muốn ấm trà sẽ luôn chứa đựng hương vị đó để tiến hành tái sinh ấm.
- Cho ấm vào trong nồi lớn, đổ ngập hoàn toàn ấm, cho vào 500g trà và tiến hành đun khoảng 1 giờ. Cuối cùng vớt ấm ra và để khô tự nhiên.
6.3. 6 lưu ý khi khai ấm trà tử sa
- Sử dụng nước sạch để để khai ấm.
- Không dùng các chất tẩy rửa để làm sạch ấm.
- Không thay đổi nhiệt độ ấm đột ngột
- Mỗi loại ấm tử sa nên sử dụng 1 loại trà nhất định.
- Nhớ tách riêng nắp và ấm khi đưa vào nồi.
- Lót khăn sạch giữa ấm và nồi tránh va đập khi nước sôi
7. Cách dưỡng ấm và bảo quản ấm tử sa bền đẹp
7.1. Cách dưỡng ấm
Dưỡng ấm là một phần không thể thiếu khi chơi ấm và thưởng trà. Việc dưỡng ấm tử sa không chỉ giúp hương vị trà trở nên độc đáo mà còn giúp bảo quản ấm tốt hơn.
Người dùng ấm tử sa thường dưỡng ấm trà qua 4 bước:
Bước 1: “Tắm” ấm trước khi pha trà
Đó là việc dùng nước sôi dội qua cả phần bên trong và bên ngoài ấm trà. Việc này giúp ấm tử sa mở các lỗ khí để thẩm thấu tinh dầu và hương trà, làm cho ấm càng dùng càng bóng nhuận và thơm hơn.
Bước 2: Lấy nước tráng trà tưới đều cả bên ngoài ấm
Trà cần thấm đều vào các lỗ khí không chỉ trong lòng mà cả bên ngoài ấm tử sa.
Bước 3: Dùng chổi dưỡng ấm
Sau khi “tắm” ấm tử sa bằng cả nước sôi và nước trà, bạn sẽ dùng một chiếc chổi chuyên dụng để quét nhẹ nhàng và tỉ mỉ vòng quanh ấm. Đây như một bước massage giúp tinh dầu và hương trà thấm nhuần cả ấm. Như vậy, ấm tử sa mới bóng đều và mịn màng.
(Xem thêm video hướng dẫn chi tiết)
7.2. Cách bảo quản ấm tử sa
Để có thể bảo quản ấm tử sa một cách tốt nhất, bạn nên đổ hết bã trà ra khỏi ấm, sau đó hãy dùng nước sôi tráng và rửa cho trôi hết cặn trà còn bám ở dưới đáy. Cách này sẽ làm hạn chế vết ố và làm giảm các mùi lạ do cặn trà tích tụ thành.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến vài điều dưới đây khi bảo quản ấm tử sa:
- Sau khi sử dụng ấm tử sa, bạn phải lau rửa ấm sạch sẽ và lau thật khô
- Để ấm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng gắt, bụi bặm và cũng không nên bọc kỹ ấm trà
- Không nên sử dụng chất tẩy để tẩy rửa vết ố trong ấm trà. Vì việc này sẽ làm cho trà mất mùi vị bởi mùi tẩy rửa còn vương lại trong ấm, ảnh hưởng đến chất liệu của ấm
- Chỉ nên dùng 1 loại trà cho 1 loại ấm
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về ấm tử sa. Chúng tôi khẳng định rằng ấm tử sa là loại ấm dùng để uống trà tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, chính vì độ nổi tiếng của loại ấm này nên trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hàng giả hàng nhái, hàng mượn danh, kém chất lượng. Chính vì vậy các bạn cần tỉnh táo khi lựa chọn mua ấm tử sa.
Cách tốt nhất để tránh bị mua phải các loại ấm lởm khi chưa đủ kiến thức để phân biệt ấm thật ấm giả, chính là tìm đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và trải nghiệm ấm.