Riêng biệt với những đặc trưng độc đáo, men gốm Bát Tràng được chế tạo theo nhiều phương pháp khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ về loại chất liệu này, hãy cùng tìm hiểu chất liệu men gốm trong sản phẩm bát đĩa Bát Tràng qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Men gốm là gì? Tìm hiểu về men gốm
Tóm tắt nội dung
Theo chia sẻ của những nghệ nhân làng nghề truyền thống Bát Tràng, nếu như hình dáng của một sản phẩm gốm sứ phu thuộc nhiều vào đôi bàn tay của người nghệ nhân thì men gốm chính là yếu tố đem lại thần thái cho tác phẩm. Nước men chiếm đến 50% yếu tố thành công của một sản phẩm gốm sứ.
Vậy men gốm là gì?
Men gốm là một lớp thủy tinh bao bọc bề mặt của xương gốm. Thông thường, một lớp men sẽ có chiều dày từ 0.15-0.4mm. Đây là yếu tố quyết định bề mặt của sản phẩm gốm, bề mặt sản phẩm nhẵn, nhám đều do men gốm quyết định.
Thành phần của men gốm khá phức tạp. Mỗi loại men được sử dụng những thành phần riêng biệt để tạo nên màu sắc cũng như bề mặt như mong muốn của nghệ nhân.
Nguyên liệu để chế tạo men gốm thường là tạp chất có chữa nhiều chất oxi như Li2O, Na2O, K2O, ZnO, MgO…dưới những trạng thái như nguyên liệu trạng thái dẻo như cao lanh, betonit, đất sét.. Nguyên liệu trạng thái khoảng như trường thạch, cát, đá vôi và các dạng hóa chất công nghiệp, không dẻo như BaCo3, K2CO3, NaCO3…
2. Tìm hiểu đặc trưng của men gốm trong sản phẩm bát đĩa Bát Tràng
Không chỉ đa dạng về mẫu mã và thiết kế, những loại men sử dụng trong sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Bản chất của men gốm là thủy tinh, song vẫn có những đặc trưng riêng biệt.
Một sản phẩm men gốm thường có những đặc trưng sau :
Có khả năng chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ xác định. Đây là yếu tố tiên quyết để lớp men có thể phủ khắp bề mặt gốm.
Hệ số giãn nở nhiệt của men gốm và xương gốm phải đảm bảo sự tương đồng. Trường hợp một trong hai hệ số có sự chênh lệch sẽ rất dễ bị co men, nổ sản phẩm hay nứt men.. trong quá trình nung và làm nguội.
Men gốm có tính chất bề mặt ổn định. Nếu bề mặt men gốm không ổn định sẽ dẫn đến bề mặt sản phẩm không đồng đều. Lớp men gốm tốt sẽ giúp sản phẩm đẹp hơn sau khi nung.
Bên cạnh đó, thành phần hóa học của men gốm phải an toàn cho xương gốm. Thành phần hóa học phản ứng quá mạnh trong khi nung có thể gây ra nứt, vỡ sản phẩm.
3. Bát đĩa Bát Tràng thường sử dụng những loại men nào ?
Nét độc đáo tạo nên đặc trưng riêng của những sản phẩm bát đĩa Bát Tràng là chất liệu men được tráng lên bề mặt sản phẩm. Với sự cải biến về mặt kỹ thuật, những mẫu bát đĩa Bát Tràng được sử dụng nhiều loại men khác nhau. Cụ thể như :
- Men lam
Men lam là loại men xuất hiện sớm nhất ở làng gốm Bát Tràng. Nguyên liệu chủ yếu là đã hạ triều, trường thạch và cao lanh.. kết hợp với những loại đã màu được nghiền nhỏ.
Giống như tên gọi, màu sắc đặc trưng của men lam là màu xanh vơi đủ độ sắc từ xanh nhạt đến xanh sẫm. Người thợ gốm sẽ sử dụng men lam để vẽ các họa tiết trên đồ gốm. Khi sử dụng men lam thì phải phủ một lớp men màu trắng bóng có đô thủy tinh cao sau khi nung.
- Men trắng
Đây là loại men được sử dụng phổ biến trong những sản phẩm bát đĩa Bát Tràng, đem đến sự tinh tế và tính mỹ quan cao cho sản phẩm. Men trắng ngà tạo nên nét riêng biệt trong sản phẩm bát đĩa Bát Tràng nói riêng và những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nói chung.
Loại men này chủ yếu được sử dụng để phủ lên sản phẩm, ít khi dùng để vẽ trang trí. Đây là bài men được sử dụng cho bộ bát đĩa do được đun ở nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất gây hại, đem đến an toàn cho người sử dụng.
Bên cạnh men lam, men trắng và những loại men truyền thống khác như men nâu, men xanh rêu, men rạn thì hiện nay, chất liệu men được chế tác thành nhiều dòng mới là :
- Men chảy
Men chảy thường được sử dụng cho những sản phẩm có bề mặt mịn. Trong quá trình nung có đặc tính men của lớp men nền và lớp men phủ khác nhau. Thông thường, men phủ có độ nhớt thấp hơn, hay thậm chí có thể hòa trộn một phần vào lớp men nền. Ở nhiệt độ nung, men chảy phủ lên lớp men nền tạo một bề mặt sản phẩm với màu sắc hài hòa hoặc kết cấu thành từng mảng.
- .Men sần
Khi thêm vào men gốc mộ số oxit khó chảy hay oxit màu như Cr2O3, CuO, Fe2O3, TiO2.. (10-30%) hoặc SnO2 (10%), ta sẽ được chất liệu men sần. Ở nhiệt độ nóng chảy men gốc, các oxit được phân bố đều trên bề mặt men nhưng không nóng chảy và không tan lẫn với ma gốc. Khi làm nguội, những phần từ khó chảy đó tạo nên lớp sần sùi, bề mặt nhám.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ và chính xác về chất liệu men được sử dụng trên những sản phẩm bát đĩa Bát Tràng.