Phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt Nam

Từ lâu, thờ cúng gia tiên đã trở thành một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nó là một hiện tượng mang tính lịch sử- xã hội:” uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống người dân Việt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc  cũng như ý nghĩa của phong tục thờ cúng gia tiên.

Phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt Nam
Phong tục thờ cúng gia tiên là nét văn hóa, tín ngưỡng, lẽ sống của người Việt

1. Nguồn gốc của phong tục thờ cúng gia tiên

Phong tục tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã mất ở nhà và cúng bái hằng ngày hoặc trong những dịp sóc, vọng, giỗ, Tết…

Phong tục bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của  con cháu. Người Việt ta cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tan nhưng linh hồn là bất diệt, luôn dõi theo người thân để phù hộ cho họ khi họ gặp nguy hiểm, mừng khi họ gặp may mắn… Những người còn sống luôn tin rằng trần sao âm vậy, khi sống cần gì thì chết cũng cần những thứ đó, cho nên dẫn đến tục thờ cúng.

2. Ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của lòng hiếu thảo, sự tưởng nhớ, tôn thờ, thành kính của con cháu với tổ tiên, ông bà.

Theo quan niệm xa xưa, thờ cúng tổ tiên không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ hay ngày giỗ cũng chính là lòng để tưởng nhớ người đã khuất.

Vào các dịp cưới hỏi hay lễ Tết… người Việt ta càng thận trọng và kính cẩn trong việc sửa soạn thắp hương trên bàn thờ tổ tiên với mong ước hy vọng người thân đã mất được chứng kiến cũng được về quây quần  cùng những khoảng khách hạnh phúc, ấm áp của gia đình.

Phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với người đã khuất

Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường là nơi có vị trí trang trọng nhất trong nhà. Nếu là nhà tầng thì vị trí đặt bàn thờ tổ tiên thường được đặt trên tầng cao nhất của căn nhà, đối với nhà chung cư nhỏ hẹp thì bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở phòng khách.

Đối với người Việt thì hướng bàn thờ cũng rất quan trọng, hướng bàn thờ thường tránh để hướng Ngũ Qủy và hướng phải hợp với mệnh của gia chủ.

Ngoài bàn thờ cúng gia tiên tại gia thì người Việt còn có bàn thờ Tổ ở Từ Đường được lập bởi những người có quan hệ huyết thống nhiều đời thường được gọi là họ hàng, dòng tộc. Mỗi năm người trong họ hay Trưởng tộc sẽ chọn một ngày làm ngày giỗ Tổ, ngày ngày thì con cháu khắp nơi từ mọi gia đình sẽ tụ tập để thắp hương để tưởng nhớ cội nguồn của mình.

Dù đã bao nhiêu thế kỷ trôi qua, cách thức và quan niệm thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng có những thay đổi theo giá trị cuộc sống nhưng ý nghĩa văn hóa thì vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Người Việt cọi việc thờ phụng tổ tiên là đạo đức là một nguyên tắc làm người cũng là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu với các đấng sinh thành.

Hy vọng bài viết đã chia sẻ được những kiến thức giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc cũng như ý nghĩa phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt. Qua đó chúng ta cần trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */