Là nét văn hóa tâm linh của người Việt, lễ nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng ra mắt Thổ Thần, Thổ Địa. Vậy thủ tục làm lễ nhập trạch cần những gì? Làm thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Lễ nhập trạch và ý nghĩa tâm linh
Tóm tắt nội dung
“Nhập trạch” là từ Hán- Việt, trong đó “nhập” là vào trong, “trạch” là nhà ở, lễ “nhập trạch” được hiểu là nghi lễ vào ngôi nhà mới. Vậy tại sao cần phải làm lễ nhập trạch?
Lễ nhập trạch là một trong những nét văn hóa tâm linh của người Việt
Theo quan niệm của người Việt “đất có thổ công- sông có hà bá”, mỗi mảnh đất, ngôi nhà đều có một vị thần cai quản riêng. Chính vì thế, khi dọn đến nhà mới, người ta phải xin phép và làm lễ cúng báo cáo với vị thần này rước vong linh gia tiên về bàn thờ để thờ phụng. Đồng thời, xin thần chứng giám và phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, được bình an và gặp nhiều may mắn.
Lễ nhập trạch không chỉ là thủ tục chuyển nơi ở, mà còn là sự khởi đầu mới. Vì vậy, nếu chuẩn bị chu đáo, mọi việc suôn sẻ thì đó là dấu hiệu tốt lành, đem đến cuộc sống mới trọn vẹn với nhiều niềm vui và sự hứng khởi.
2. Thủ tục làm lễ nhập trạch thế nào cho đúng?
2.1 Chọn ngày làm lễ nhập trạch như thế nào?
Chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch sẽ đem đến may mắn cho gia chủ. Người Việt thường có quan niệm “Đầu xuôi đuôi lọt”, khi mọi việc ban đầu thuận lợi thì cuộc sống về sau cũng sẽ thuận lợi, tốt đẹp.
Cần chọn ngày giờ làm lễ phù hợp với gia chủ
Có thể chọn ngày giờ theo các cách như:
- Chọn theo hướng nhà
- Chọn theo tuổi chủ nhà
- Chọn theo giờ hoàng đạo
Bên cạnh đó, thời gian làm lễ nhập trạch tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn. Tránh làm lễ vào buổi tối.
2.2 Đồ đạc cần dùng trong lễ nhập trạch
- Bếp than: được sử dụng để gia chủ và các thành viên trong gia đình bước qua trước khi bào nhà. Bếp than được đặt chính giữa lối đi cửa chính dể vào nhà.
- Theo quan niệm dân gian, lửa mang tính hỏa, khi bước qua sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vươn trên người.
- Bếp nấu: có thể sử dụng bếp than hay bếp gas, tuy nhiên, tránh dùng bếp diện, bếp từ vì bếp sử dụng để đun nấu trong ngày dọn nhà cần có ánh lửa.
- Ấm đun nước, bộ ấm trà, xô đựng nước, gương tròn, chiếu hoặc đệm đang sử dụng, 1kg gạo, 1kg muối.
2.3 Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch cần những gì?
Theo phong tục của người Việt Nam, mỗi khi chuyển nhà hoặc về nhà mới, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Mâm cúng này thể hiện lòng thành, sự biết ơn bề trên, tổ địa, cầu cho gia đình được thịnh vượng. Vì thế, việc chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch rất quan trọng.
Tuy vậy, mâm cúng nhập trạch to hay nhỏ không quá quan trọng. Điều quan trọng là lòng thành tâm của gia chủ. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng thần linh và gia tiên khác nhau.
Mâm cúng lễ có thể linh động tùy theo điều kiện của gia chủ
Theo nghi lễ dân gian, mâm cúng phúc trạch phải bao gồm 3 phần chính là hoa quả, rượu thịt và vàng mã.
Ngũ quả: thường được sử dụng ít nhất 5 loại quả trở lên, được bày theo số lẻ lên đĩa cúng. Do là đồ cúng nên cần chọn quả to, đẹp, không bầm dập, thối. Sau khi rửa sạch, xếp ngay ngắn lên đĩa sao cho đẹp mắt.
Nhang đèn, hương hoa và trầu cau: là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ phong tục cúng lễ của người Việt.
Mâm hương hoa bao gồm hoa tươi, 1 cặp đèn cày đỏ, nhang, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng mã, 1 đĩa gồm gạo và muối và 3 hũ đựng nước, muối, gạo. Hoa tươi có thể linh hoạt theo mùa xong cần chọn và cắm theo số lẻ.
Mâm cúng phúc trạch phải bao gồm 3 phần chính là hoa quả, rượu thịt và vàng mã
Mâm cơm cúng có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Mâm cơm mặn gồm: 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc, xôi, gà luộc để nguyên con, 3 chén trà, 3 chén rượu và 3 điếu thuốc, các món ăn mặn có thể có khác như món xào, món canh …
Nếu làm mâm cỗ chay, có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào mỗi gia đình, có thể chọn một vài món đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi,..
Sau khi chuẩn bị, sắp lễ vật lên mâm cúng và đặt theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp nhang, cắm vào bát hương xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ khấn báo cáo mời Gia tiên về nhà mới.
3. Sau khi làm lễ nhập trạch cần lưu ý gì?
Sau khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Trình tự khấn là khấn thổ công trước rồi mới đến gia tiên
- Khi đã cúng Thần linh và Gia tiên xong mới chính thức kê và dọn đồ đạc vào trong nhà. Việc chuyển đổi này chỉ mang ý tập kết, để tạm chứ chưa kê chính thức. Sau khi dọn nhà xon, để cầu bình an, toàn gia có thể tổ chức lễ bái tạ thần linh và tổ tiên.
- Phụ nữ đang mang thai cần tránh dọn nhà, người tuổi Dần cũng không nên phụ giúp việc dọn nhà.
- Tránh ngủ trưa trong ngôi nhà vào đúng ngày làm lễ nhập trạch vì nó tượng trưng cho sự lười biếng, bệnh tật.
- Trường hợp chỉ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ vẫn phải ngủ ở nhà mới một ngày sau khi nhập trạch.
- Thêm đó, trong ngày chuyển nhà cần tránh cãi vã, gây nổ, tránh tranh luận, bực tức hay khóc lóc…vì điều này sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ.
Trên đây là một số điều gia chủ cần nắm được khi làm lễ nhập trạch. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.