Tổng hợp những set bàn thờ thường thờ phụng trong gia đình

Phong tục thờ cúng đã trở thành một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Mỗi gia đình, vùng miền khác nhau thì có những tín ngưỡng thờ cúng khác nhau nhưng nhìn chung thì có ba tín ngưỡng thờ cúng gốm: thờ cúng gia tiên, thờ cúng Phật và thờ cúng Thần Tài- Ông Địa được hầu hết các gia đình Việt Nam tôn thờ.

 

1. Bàn thờ gia tiên

Tập thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành một nét phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam; thể hiện đạo lý làm người- đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Người Việt Nam luôn coi trọng hiếu lễ. Điều đó được thể hiện trong việc cung dưỡng bố mẹ lúc còn tại thế và càng phải nghiêm cẩn hơn lúc bố mẹ không còn không chỉ thế là còn tỏ lòng biết ơn, thành kính tới các vị thần linh. Vì thế bàn thờ gia tiên là nơi để gửi gắm tình cảm, tôn kính mà con cháu dành cho tổ tiên, thần linh.

Tổng hợp những set bàn thờ thường có trong gia đình
Bàn thờ gia tiên là nơi gửi gắm lòng thành kính, biết ơn

Trên bàn thờ gia tiên thường sẽ có bát hương: bát hương to nhất và cao nhất và được đặt ở vị trí chính giữa là bát hương thờ thần linh. Hai bên là hai bát hương thờ gia tiên, bà Cô ông Mãnh (người chết trẻ và chưa lập gia đình).

Thờ cúng trên bàn thờ gia tiên cần có đủ Tam Sa: Chân đèn, lư hương, bình hoa. Và tốt nhất trên bàn thờ gia tiên là để đèn dầu (nến); hoa nên dùng hoa tươi. Bàn thờ gia tiên còn có những vật dụng sau: ống cắm hương, bộ bát cúng, bộ chén, mâm bồng, nậm đựng rượu, kỷ chén thờ, chóe thờ…

Ngoài ra bài trí bàn thờ gia tiên tuân theo quy luật ngũ hành:

  • Kim tương ứng với giá nến
  • Mộc tương ứng với bàn thờ, ngai, giá nến, bài vị
  • Thủy tương ứng với bình, chai nước và chén nước thờ
  • Hỏa tương ứng với nén nhang, đèn dầu, nến khi thắp
  • Thổ tương ứng với bát hương gốm sứ được làm từ đất sét nung

Những lưu ý khi đặt bàn thờ gia tiên

  • Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh hay nhà tắm
  • Không đặt bàn thờ tại vị trí ngay lối đi lại
  • Bàn thờ và các đồ vật thờ cúng luôn đảm bào sạch sẽ.
  • Không gian bàn thờ cần đảm bảo sự trang nghiêm, thành kính.

2. Bàn thờ Phật

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam (khoảng vào những thế kỷ đầu Công Nguyên) thì trong sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của dân tộc (thờ cúng tổ tiên và thần linh) đã có thêm một tín ngưỡng thờ mới : thờ cúng Đức Phật và Bồ Tát.

Cũng như thể hiện lòng tôn kính, lòng hiếu thảo, biết ơn với ông bà, tổ tiên thì bàn thờ Phật được lập với ý nghĩa tri ân, ngưỡng mộ và tôn kính đức Phật. Bàn thờ Phật có trong gia đình như một lời hứa của con người đối với Phật về lẽ sống, đạo đức của mình. Bàn thờ Phật nhắc nhở con người sống thiện tâm, yêu thương đồng loại và loại bỏ những tạp niệm, ý nghĩ xấu để con người làm điều tốt hướng tới giá trị Chân-Thiện-Mỹ.

Tổng hợp những set bàn thờ thường có trong gia đình
Bàn thờ Phật trang nghiêm hướng con người đến giá trị Chân- Thiện- Mỹ

Bàn thờ Phật nên được đặt ở một nơi trang nghiêm trong nhà không chỉ thể hiện hình ảnh của đức Phật mà chính là tạo khung cảnh trang nghiêm cho chính chúng ta. Khi đối diện trước một khung cảnh trang nghiêm, tâm chúng ta yên tĩnh làm cho suy nghĩ sẽ thông suốt. Đây là lý do tại sao chúng ta có một bàn thờ Phật trong nhà. Mặt khác Bàn thờ Phật nhắc nhở chúng ta hướng thiện, làm gì nên nhằm đến lợi mình lợi người hay đừng tổn hại đến người khác…

Bàn thờ Phật đơn giản tại nhà gồm những đồ thờ cúng sau:

  • Một bức tượng Phật hay tranh Phật
  • Một bát hương: bát hương vẽ sen hay vẽ rồng đều được
  • Một lọ cắm hoa tươi: tùy vào kích thước bàn thờ để chọn lọ phù hợp
  • Một ống đựng hương: Khi thờ Phật, cần thắp nhang và đèn, nến. Đèn cũng là một trong 6 lễ vật dâng cúng.
  • Một kỷ chén: được sử dụng để đựng nước sạch
  • Một mâm bồng: mâm đựng hoa quả, bánh kẹo, đồ lễ.

Lưu ý khi đặt bàn thờ Phật

  • Nên đặt ở vị trí trang trọng nên tránh đặt hướng Đông Bắc- Tây Nam hoặc ngược lại
  • Nên đặt bàn thờ Phật riêng với bàn thờ gia tiên
  • Bàn thờ luôn phải sạch sẽ, thường xuyên thắp nhang. Đèn bàn thờ luôn phải bật
  • Cúng Phật nên cúng hoa thơm, quả sạch, nước tinh khiết, xôi hoặc cơm trắng
  • Bát hương thờ Phật cần phải giữ sạch sẽ, thường được thu dọn như mới thắp hương lần đầu.

3. Bàn thờ Thần Tài- Ông Địa

Tục thờ Thần tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20. Có quan niệm cho rằng, Thần tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.

Mặc dù thần tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả hai vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa).

Về hình dáng bên ngoài: Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt hay có con cọp đi theo. Hình ảnh Ông Địa thường khá quên thuộc trong đội múa Lân, ông thường là người cản trở vai trò của Lân trong việc nhặt tiền hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Tổng hợp những set bàn thờ thường có trong gia đình
Thần Tài- Ông Địa với ý nghĩa tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt

Bàn thờ Thần Tài- Ông Địa thường được thờ trong một cái tủ thờ và được đặt ở dưới đất. Tủ được làm bằng gỗ và thường đều đặt hướng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa hoặc dựa vào tường (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho kinh doanh và cuộc sống của bạn).

Thờ Cúng 2 ông thường không chỉ cúng vào ngày tết mà cúng quanh năm nhất là những nhà, cơ quan làm ăn buôn bán kinh doanh. Buổi sáng người ta thường thắp hương cầu khấn để Thần Tài phù hộ cho mua may bán đắt, còn Ông Địa là một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc- mong trong ấm ngoài êm, sơn son thiếp vàng.

Tổng hợp những set bàn thờ thường có trong gia đình
Bàn thờ Thần Tài- Ông Địa đầy đủ

Trên bàn thờ Thần Tài, Ông địa thường bao gồm những vật dụng sau:

  • Phía trong cùng bàn thờ thường dán 1 tấm bài vị dán trên vách
  • Ba chóe thờ: gạo, muối, nước
  • Bát hương
  • Lọ hoa
  • Mâm bồng
  • 5 chén nước hoặc 3 chén
  • Ông Cóc
  • Đĩa đựng củ tỏi
  • Nậm rượu
  • Bát sâm
  • Đĩa sen- để nước và rắc cánh hoa.

Những lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài- Ông Địa

  • Bàn thờ không được đặt cao, vị trí có thể quan sát gần cửa chính
  • Đặt nơi sáng sủa, sạch sẽ
  • Bàn thờ thần tài nên đặt hướng tốt cho gia chủ và phải hợp với mệnh của người đó

Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức cho bạn về phong tục thờ cúng của người Việt cũng như các set bàn thờ chủ yếu có trong gia đình Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */