Lục Vũ là một học giả uyên thâm thời Đường, được biết đến như một nhân vật có tầm ảnh hưởng trong văn hóa trà truyền thống của Trung Hoa. Tiêu biểu như tác phẩm Trà kinh là bộ sách lý luận trà học đầu tiên trên thế giới. Ông được dân gian tôn là “Thần Trà”, là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung Hoa.
1. Đôi nét về tiểu sử Lục Vũ
Tóm tắt nội dung
Lục Vũ (733- 804), tên tự là Hồng Tiệm, hiệu Cánh Lăng tử, người đất Cánh Lăng, Phục Châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc). Ông còn có tên khác là Tật, hiệu là Quý Tì.
Tương truyền, một ngày trong năm Khai Nguyên thứ 21 (733), Đại hòa thượng Thích công dạy sớm, nghe có tiếng chim nhạn. Ông đi ra cửa chùa thì thấy một đàn chim nhạn vỗ cánh bay lên. Lại gần xem thi thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, lạnh cóng và đang khóc khản cả tiếng. Đàn chim đang dùng cảnh để che chở và ủ ấm. Hòa thượng liền bế em bé về nuôi dưỡng. Do được tìm thấy dưới cánh chim nhạn nên được hòa thượng đặt tên là Lục Vũ.
Lúc đầu, hòa thượng gửi Lục Vũ cho một nhà nho sĩ họ Lý. Khi lên 6 tuổi, ông quay về sống cùng hòa thượng, song Lục Vũ không có chi theo Phật mà để tâm nghiên cứu Nho giáo.
Theo một số ghi chép, năm 22 tuổi, Lục Vũ bắt đầu đi xuất du, nghiên cứu thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi cũng như sưu tầm những tư liệu về trà.
2. Một số chuyện gắn với “ Thần Trà” Lục Vũ
Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà. Ngay từ khi còn nhỏ, Lục Vũ đã biết pha trà cho hòa thượng, dần dần cũng biết cách thưởng thức trà. Không những thế, ông còn để ý học hỏi những người xung quanh cách sản xuất trà và kinh nghiệm về uống trà. Ông chuyên tâm nghiên cứu Nho học và lạnh nhạt với Đạo Phật, nên ông thường bị hòa thượng đánh đòn . Vì thế, Lục Vũ đã trốn khỏi chùa. Từ khi Lục Vũ bỏ đi, uống trà do người khác pha, Tích Công đều thấy nhạt nhẽo, vô vi, đành từ bỏ thú vui uống trà.
Đại Tông hoàng đế sau khi biết chuyện bèn triệu hòa thượng Tích Công vào cung, lệnh người pha trà cho ông uống để thử khẩu vị của hòa thượng. Khi nhấp một ngụm trà, hòa thượng đã chau mày nhăn mặt không uống nữa. Thấy thế, hoàng đễ cho người đi khắp nơi, tìm bằng được Lục Vũ, bí mật triệu ào cung và lệnh pha trà cho Tích Công uống. Tích Công hòa thượng sau khi uống thử thì luôn miệng ca ngợi và cao hứng nói rằng: Đây chính là trà do Lục Vũ pha.
Hai vợ chồng Lư Đồng, ở trấn Ô, huyện Đằng Hương, Chiết Giang mở một quán trà, nhưng việc làm ăn không phát đạt, cuộc sống khó khăn. Người này nghe nói chè ở Thái Hồ có thể cho phép người đến hái bèn đến Thái Hồ. Đang loang quanh ở đó thì bống nhiên Lư Đồng phát hiện ra có một ông lão nằm hôn mê trên bãi cỏ ven đường. Anh ta bèn đến đỡ ông lão dậy. Ông lão từ từ tỉnh dậy và chỉ tay vào chiếc giỏ để cạnh người. Hiểu ý, Lư Đồng liền lấy lá trong giỏ ra nhai và mớm cho ông lão. Người đó chính là Lục Vũ. Ông lên núi hái chè, thử nhấm các loại chè khác nhau để phân biệt vị, nhưng không may hái nhầm phải loại lá độc, vì vậy bị ngã ra bất tỉnh. May kịp thời ăn được lá chè giải độc, nên an toàn. Biết Lư Đồng cũng đến hái chè, hai người kết thành tri kỷ, rồi Lục Vũ giảng giải kiến thức về trà cho Lư Đồng. Sau đó Lư Đồng mang chè ra pha để bán. Khách hành sau khi uống loại trà mới này, đều cảm thấy sảng khoái. Tin đồn lan đi, khách hàng lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức loại trà kỳ diệu của quán Lư Đồng. Từ đó quán làm ăn rất phát đạt.
3. Về ý nghĩa của bức tượng “Thần Trà”
“Chẳng chuộng chén bằng vàng
Chẳng ưa chén bằng bạc
Chẳng màng quan thăm hỏi
Chẳng thích chiều lên đài
Ngan mong vạn muốn nước Tây Giang
Hưởng thành Cảnh Lăng tuôn chảy đến”
Bài “Lục tiện ca” thể hiện cuộc đời ung dung tự tại, không màng danh lợi của Lục Vũ. Chính vì thế, bức tượng Thần Trà thể hiện sự an nhiên, không màng thế sự, vật chất, hướng đến cuộc sống với phong thái điềm tĩnh của Thần Trà Lục Vũ.
Bên cạnh đó, tương Thần Trà cũng thường được sử dụng để trang trí trong không gian trà đạo, trang trí nội thất, tạo tiểu cảnh trong nhà hay trang trí sân vườn.