Tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh của người Việt

Từ lâu, tục đốt trầm đã đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Không chỉ mang đến hương thơm thanh khiết, hương trầm còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

1. Đốt hương trầm – nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt

Tục đốt hương trầm là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa và tín ngưỡng  dân gian của người Việt nói riêng và các nước phương Đông nói chung. Người ta quan niệm rằng, hương trầm lan tỏa sẽ là nhịp cầu vô hình kết nối thế giới thực tại và thiêng liêng.

Tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đốt trầm hương là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt

Mang quan niệm là cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hữu hình của con người và thế giới tâm linh của trời, đất và các vị thần, việc đốt nhang trên bàn thờ gia tiên hay đền, chùa, đình, miếu…là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu, đặc biệt là vào những ngày lễ tết. Hương trầm lan tỏa giúp con người ta cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này mang giá trị tâm linh sâu sắc, là lòng thành kính dâng lên các bậc tổ tiên.

Đi liền với những phong tục truyền thống khác, dâng hương đốt trầm đã góp phần thiết lập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt.

2. Ý nghĩa tâm linh và giá trị phong thủy của hương trầm

Theo quan niệm của người Việt, hương trầm mang theo lòng thành kính và biết ơn. Trầm hương là linh vật của đất trời, giúp hấp thu linh khí và hơi thở của tự nhiên.

Trải qua hàng trăm năm, trầm hương mang trong mình nét hoài cổ và sự linh thiêng. Chính vì thế, đốt hương trầm cũng như đang dâng đến cõi tâm linh một linh vật của đát trời. Con cháu khi cầm trên tay nén nhang trầm luôn hướng về ông bà tổ tiên. Đốt hương trầm, theo đó, là sự bày tỏ lòng biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ và những người đã khuất.

Tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh của người Việt

Theo quan niệm dân gian, khói nhang giúp kết nối 2 cõi âm dương

Dân gian cũng luôn tâm niệm, khói nhang là con đường kết nối hai cõi âm và dương, giúp sự kết nối bền chặt hơn. Hương trầm, vì thế được xem là yếu tố không thể thiếu để cầu bình an, cầu may mắn.

Loại nhang đặc biệt này cũng thường được sử dụng để khử uế cũng như xua đuổi tà ma. Vào ngày cuối cùng của năm, người Việt thường có thói quen đốt nhang trầm để xông nhà cửa. Việc này nhằm mục đích đẩy lùi những xui xẻo năm cũ và rước may mắn vào nhà trong năm mới.

Thêm đó, đốt trầm vào ngày Tết còn có ý nghĩa mong rằng mọi việc năm mới đi theo luồng của nó, gia chủ không còn nhiều lộn xộn và rắc rối. Trong năm mới, mọi sự sẽ được hanh thông, công việc làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn và tiền tài.

Tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đốt trầm ngày Tết là để cầu mong mọi sự hanh thông

Bên cạnh những giá trị tâm linh, hương trầm cũng là món quà tịnh tâm cho một năm mới đầy hứng khởi. Hương trầm khi đốt trong nhà sẽ tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái. Mùi hương trầm đem đến cảm giác an lạc và tĩnh tâm.

Vào những ngày Tết, gia đình quây quần bên nhau bên tách trà nóng, ngửi chút hương trầm, kể cho nhau nghe những điều trong năm cũ, bỏ qua những muộn phiền và lo lắng để vui vẻ và hạnh phúc đón năm mới đến. Đây chính là tinh thần thuần Việt không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Hương trầm cũng có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, được biết đến như một vị thuốc Đông y. Nhất là với những người đang bị mệt mỏi, áp lực, khói hương sẽ đem đến cảm giác thư thái, dễ chịu.

3. Đốt nhang trầm hương đúng cách như thế nào?

Đốt hương trầm là một trong những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Nhang được thắp lên biểu lộ mong muốn tâm linh của mọi người và chuyển lời cầu nguyện đến các vị thần.

Trong quá trình dâng hương cho tổ tiên và các vị thần, cần thể hiện sự tôn trọng sâu sắc. Dâng nhang phải dâng bằng hai tay, kính cẩn đặt nó lên bàn thờ. Nhang cần được đặt thẳng, thể hiện sự trung thực của mọi người.

Tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh của người Việt

Nhang trầm được sử dụng tại nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau

Tại nhiều vùng nông thôn, người ta vẫn duy trì phong tục đốt nhang dưới gốc cây cổ thụ hoặc góc nhà, nhằm mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ các vị thần. Mặc dù thắp ở góc nhà hay gốc cây thì nghi lễ cũng được tiến hành tôn kính như ở các đền chùa.

Trong các tôn giáo cũng như tín ngưỡng dân gian, hầu hết tất cả các tôn giáo đều thực hành nghi thức đốt nhang trầm trong lễ hội của họ. Đặc biệt là trong đạo giáo, dâng hương là một phần không thể thiếu của các nghi lễ. việc dâng hương trầm và cầu nguyện được tiến hành vào những thời khắc long trọng và linh thiêng của nghi lễ.

Trong Phật giáo, trầm hương là một trong 6 lễ vật. Cùng với hoa, ngọn nến và đèn dầu, thức uống, trái cây và thức ăn. Nhận thức Phật giáo quan niệm rằng, sự chân thành được thể hiện thông qua khói nhang và những thứ có sẵn trong tự nhiên. Làn khói hương lan tỏa kết hợp với tiếng tụng kinh là một trong những giáo lý của Phật giáo, mọi người dường như chìm đắm vào thế giới tâm linh, mọi thứ trở lên ấm áp và gần gũi hơn.

Nhang trầm cũng được sử dụng tại nhiều tôn giáo khác như Kito giáo và đạo Hindu. Các tín đồ Hindu thắp hương khi họ thư giãn và tiến hành thiền định.

Không chỉ được sử dụng trong nghi thức và tín ngưỡng dân gian, đốt nhang trầm hiện nay cũng trở thành thú vui tao nhã của nhiều người, đặc biệt là những người mang tư tưởng thiền định, hướng về những giá trị truyền thống.

Theo đó, nhang trầm thường được đốt trên bàn trà, không gian phòng đọc sách… những không gian thanh tịnh mang màu sắc truyền thống, hướng con người đến sự thư giãn, sự thoát tục, đem đến sự thoải mái trong đời sống tinh thần.

>> Xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp của tục đốt trầm trong văn hóa tâm linh, Xưởng gốm Sứ Việt đem đến Tượng chuột đốt trầm Phúc Lộc Liên Hoa Thử (click để xem thông tin chi tiết)

Tham khảo một số ảnh Tượng chuột đốt trầm Phúc Lộc Liên Hoa Thử:

Tượng chuột đốt trầm – vật phẩm phong thủy năm Canh Tý

Cây nhang trầm nói chung và tục đốt trầm nói riêng đã trở thành món ăn tinh thần trong văn hóa truyền thống của người Việt. Mỗi cây nhang được đốt có thể truyền đạt các giá trị văn hóa và đạo đức, và cùng với các phong tục truyền thống khác, nó đã góp phần tạo ra và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */