Nặc Cự La Tôn Giả- Tĩnh Tọa La Hán ngụ ở Nam Thiệm Bộ châu. Ngài còn có tên gọi khác là Đại Lực La Gán do trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất cứ vật nặng nào. Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hình tượng người ngồi trên phiến đá.
Theo Pháp Trụ Ký, Nặc Cự La Tôn Giả là vị La Hán thứ năm. Truyền thuyết kể rằng, Tĩnh Tọa La Hán thuộc giai cấp Sát- để -lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong thư thế tĩnh tọa.
Đương thời của Tôn giả có ngoại đạo Uất- đầu-lam-tử, công phu thiền định cao, từng biện bác với hi vọng chinh phục. Tôn giả theo pháp thuật của chính mình, song với niềm tin chân chính, Ngại khẳng định rằng chỉ có công phu tọa thiền, quán chiếu bằn g trí tuệ, nghiên trì tịnh giới mới dạt được định lực không hồi chuyển. Pháp tu luyện ngoại đạo chỉ được định lực tạm thời, không thể an trú vĩnh viễn trong pháp giải thoát, khi gặp cảnh bên ngoài quấy nhiễu sẽ bị hủy hoại. Cũng theo truyền thuyết, sự gia trì của ngại rộng khắp sứ Ấn Độ, được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật giáo.
Đôi khi, Ngài có hình ảnh của một vị thầy, tay cầm tràng chuỗi với một chú tiểu đứng cạnh. Tuy chứng quả La Hán, Ngại sống một cộc đời đơn độc, ít muốn biết đủ, không có đệ tử và chưa bao giờ có một bài thuyết pháp nào.
Bức tượng La Hán Tĩnh Tọa được làm từ chất liệu gốm sứ Bát Tràng, kết hợp với chất liệu men rạn độc đáo, được xem là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. La Hán Tĩnh Tọa được mô tả là một vị hòa thượng ngồi đắc đạo trên tảng đá, thể hiện sự an nhiên, tự tại.
Với đôi bàn tay tài hoa, nghệ nhân làng gốm đã tạo ra bức tượng Tĩnh Tọa La Hán độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao.
Nếu bạn muốn xem sản phẩm trực tiếp, hay tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ với Xưởng gốm Sứ Việt theo địa chỉ:
Lô A2, Cụm sản xuất Làng nghề tập trung Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0911.090.826
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.