Ở mỗi đất nước khác nhau, ngày tết sẽ có những nét văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Tết nguyên đán ở Việt Nam là dịp mà tất cả các thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ với nhau sau một năm làm việc vất vả. Và ngày tết cũng của người Việt cũng có vô vàn phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cúng ông Công ông Táo ngày 23/12 âm lịch
Tóm tắt nội dung
Điều đầu tiên để chúng ta cảm nhận được không khí của ngày tết đó là ngày tết đó là ngày 23/12 âm lịch hằng năm. Người Việt có sự tích rằng vào ngày này ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng hoạt động hằng năm của một gia đình.
Vì thế, người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Đây là nét văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại. Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hằng năm.
2. Thăm mộ tổ tiên
Một trong những phong tục văn hóa tốt đẹp truyền từ đời này sang đời khác của người Việt đó là cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và quét dọn khu vực mộ. Lễ này có ý nghĩa là thỉnh vọng linh của ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Thời điểm diễn ra từ ngày 23-30/12 âm lịch hằng năm.
3. Đi chợ sắm Tết
Chợ ngày tết là dịp mà đông vui, nhộn nhịp, tấp nập nhất. Phiên chợ ngày tết sẽ bày bán nhiều của ngon vật lạ, sản phẩm, hàng hóa đặc trưng để phục vụ ngày tết như hoa quả, cây đào, quất, lá dong, thịt lợn gói bánh, bánh kẹo…
Bên cạnh đó là những đồ trang trí ngày tết như khay mứt tết, đèn nháy, đồ vật trang trí phong thủy cầu may mắn cho gia đình hoặc làm quà tặng.
>>> Tham khảo ngay: Khay mứt tết đẹp, chất lượng cho ngày tết cổ truyền
4. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Một công việc không thể thiếu để đón Tết hằng năm của người Việt trên khắp mọi miền của Tổ Quốc đó là dọn dẹp nhà cửa đón Tết.
Ngày này, mọi người sẽ cùng nhau quét dọn nhà cửa, giặt chăn màn, trang trí nhà cửa, thôn xóm sạch sẽ, ngăn nắp. Bên cạnh đó, mọi người sẽ trang trí cây cảnh, câu đối… để câu chúc một năm mới tốt lành, may mắn.
5. Gói bánh chưng, bánh tét
Một món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc đó là bánh chưng (của người miền Bắc) và bánh Tét (của người miền Nam).
6. Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, tùy theo truyền thống của từng vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những loại quả khác nhau trên mâm bày ngũ quả.
Mâm ngũ quả ngày tết là biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của người nông dân. Hơn thế nữa, bày mâm ngũ quả cũng chính là cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc, may mắn, an khang, phú quý.
>> Xem ngay: Các sản phẩm gốm sứ tâm linh, gốm sứ phong thủy cầu may cho gia đình
7. Bữa cơm tất niên ngày tết
Thường vào ngày 30/12 âm lịch hằng năm (hoặc ngày cuối cùng của năm cũ) các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình. Bữa cơm ngày được gọi là bữa cơm tất niên hoặc cúng tất niên với ý nghĩa là kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
8. Cúng giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời điểm quan trong khi đất trời giao hòa. Cúng giao thừa được diễn ra vào khoảng phút cuối cùng của năm mới và được thực hiện ở ngoài trời.
9. Tục xông nhà và hái lộc đầu xuân
Một phong tục cũng vô cùng thú vị và rất quan trọng với rất nhiều người Việt Nam đó tục xông nhà. Trước giao thừa mọi người sẽ nhờ người hợp tuổi, may mắn nhất trong năm mới để xông đất cho nhà mình hoặc là chọn những người hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất.
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
10. Chúc tết đầu năm và mừng tuổi đầu năm
Vào năm mới, người Việt có phong tục chúc Tết họ hàng, bạn bè và thường bắt đầu vào ngày mùng 1 tết, đầu tiên là sẽ đến chúc tết ông bà, cha mẹ. Sau đó là phong tục mừng tuổi đầu năm để cầu chúc một năm mới tiền bạc, lợi lộc may mắn.
11. Tục kiêng cữ và không đổ rác trong ngày tết
Một phong tục kiêng kị trong ngày tết của người Việt đó là quét rác trong ngày tết. Vì người Việt quan niệm rằng, khách đến chơi nhà nhiều được coi như lộc lá, may mắn của gia đình trong năm mới.
Bên cạnh đó, tục kiêng quét nhà đổ rác trong 3 ngày tết vì sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà nên người Việt sẽ vun vào góc nhà và đợi sau mùng 3 Tết mới hót đổ đi.
12. Đi lễ chùa đầu năm
Một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt đó là đi lễ chùa đầu năm. Đi lẽ chùa đầu năm là một nét đẹp tâm linh không chỉ cầu xin một năm mới may nắm, phúc lộc mà còn là để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm hiểu biết về các phong tục tập quán thú vị của người Việt trong ngày tết.